Báo động tình trạng mất an toàn lao động trong xây dựng

Theo như thống kê năm 2014 cả nước đã xảy ra hơn 6500 vụ tai nạn lao động với số người bị tai nạn là 6.941 người. Trong đó có 592 người tử vong. Có thể nói số lượng lao động xảy ra tai nan nhiều nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Theo như số liệu thống kê thì đến 6 tháng cuối năm 2014 có hơn 3000 vụ với 3.500 người bị annj. Vậy nguyên nahan do đâu dẫn đến thực trạng này và đâu là giải pháp khắc phục ?


Nhiều công nhân làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn lao động

Trong những năm gần đây thì tai nạn lao động ngày càng gia tăng. Đáng chuys và số vụ xảy ra trong ngành xây dựng tăng mạnh và nhanh. Theo như nguyên nhân chủ yếu đến từ 80% số công nhân ngành xây dựng lao động tự do, lao động hổ thông và phàn nhiều chưa được đào tạo bài bản các kỹ năng và ý thức bảo hộ lao động kém hơn. Một số nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng chính là các nhà thầu chưa quan tâm nhiều đến việc vệ sinh an toàn lao động.

Hình ảnh thường thấy trên các công trường xây dựng là người công nhân chủ yếu vẫn đội mũ mềm, ít sử dụng mũ bảo hộ; nhiều công nhân làm việc trên cao hàng chục mét mà không có đai bảo vệ... Anh Nguyễn Văn Thao làm phụ hồ, quê ở Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) cho biết: “Khi thi công những công trình từ 2 đến 3 tầng, chúng tôi hầu như không đội mũ bảo hiểm vì rất vướng víu, bất tiện. Còn giày bảo hộ lao động thì càng ít sử dụng vì không quen. Trong khi nhiều khu vực có môi trường làm việc thiếu an toàn, như không có hệ thống che chắn, sàn thao tác, lan can bảo vệ, thiếu hệ thống đèn tín hiệu, biển cấm nguy hiểm…”.

Với sự chủ quan không quan tâm đến việc đảm bảo an toàn trong khi làm việc chính là nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn lao động chết người rất thương tâm. Ví dụ như vụ tai nạn rơi thanh sắt tại khu vực công trường thi công dự án đường sắt trên cao Hà Đông-Cát Linh (Hà Nội) vào lúc 9 giờ 55 phút ngày 6-11-2014, làm 1 người tử vong và 3 người khác bị thương. Hay như vụ sập cẩu xảy ra vào 7 giờ 30 phút ngày 9-7-2014 làm 2 người tử vong và 4 nguời bị thương tại công trường thi công dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thuộc địa bàn phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng;

Cục trưởng cục an toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội cho biết :  Chúng tôi vẫn đang xác định ngành xây dựng là ngành xảy ra nhiều những vụ tai nạn lao động nhiều nhất và không thể tránh khỏi được. Xây dựng là ngành kiến thiết cơ sở hạ tầng của đất nước nên các đối tượng tham gia lao động ngành này rất đông và đa dạng ở nhiều lứa tuổi. Có những lực lượng xây dựng chính quy từ những doanh nghiệp nhà nước được đào tạo tương đối bài bản, nhưng cũng có rất nhiều lao động ở nông thôn tranh thủ khi nông nhàn tham gia vào xây dựng. Đây là lỗi của người sử dụng lao động và của cả người lao động. Mặc dù biết mình chưa qua đào tạo, huấn luyện, nhưng vì mưu sinh nên họ vẫn làm việc. Chính vì vậy, chúng tôi cũng xác định đây là lĩnh vực phải quan tâm nhiều hơn. Ngay trong dự án tài trợ của Nhật Bản về tăng cường vệ sinh an toàn lao động đã tập trung đầu tư vào ngành xây dựng”.

Theo như người đứng đầu ngành xây dựng ông Hà ất Thắng cho biết thêm: ‘: “Việc hạn chế tai nạn trong lĩnh vực xây dựng phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Theo chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 18-9-2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì yêu cầu cả 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp xã, rồi các bộ, ngành và cơ quan khác đều cùng phải vào cuộc để điều chỉnh, quan tâm đến đối tượng này. Mọi biện pháp phải được giải quyết một cách đồng bộ, từ công tác tuyên truyền đến huấn luyện các kỹ năng. Trong dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động mới đây thì những người lao động tham gia vào lĩnh vực xây dựng đều phải được huấn luyện kỹ năng bảo đảm an toàn lao động, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí”.


Để hạn chế tình trạng mất an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng, thời gian qua, các cấp công đoàn đã quan tâm duy trì, phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức tuyên truyền phổ biến về an toàn vệ sinh lao động tới công nhân, trong đó có công nhân ngành xây dựng. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả chủ sử dụng lao động và người lao động, các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị, công trường xây dựng. Với những đơn vị vi phạm, cần có biện pháp xử phạt nghiêm như đình chỉ thi công, phạt hành chính đối với nhà thầu... để răn đe, ngăn ngừa vi phạm, góp phần bảo vệ quyền được làm việc trong môi trường an toàn của người lao động. Dư luận xã hội cũng mong muốn, thời gian tới, Bộ Xây dựng cần tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác an toàn lao động. Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội... chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp trong việc điều tra, xử lý nhanh, dứt điểm các vụ tai nạn lao động. Cùng với đó, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác an toàn lao động nhằm nâng cao ý thức của người sử dụng lao động và người lao động.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét