Đẩy mạnh công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Trong năm qua 2017 thì toàn Tỉnh Bắc Kạn đã triển khai được nhiều kế hoạch cho tháng hành động về vệ sinh an toàn lao động. Với chủ đề năm 2017 là “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”. Nhiệm vụ được thực hiện hết sức quan trọng giúp đảm bảo và nâng cao kiến thức cũng như ý thức trách nhiệm cùng với sự tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động cũng như ý thức tự nhận của người lao động với công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
Trên địa bản tỉnh hiện nay đang có một nghìn Doanh Nghiệp đang hoạt động với 23.576 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Theo thống kê trong năm 2016 có 03 doanh nghiệp để xảy ra 03 vụ tai nạn lao động làm chết 01 người. Quý I/2017 cũng đã xảy ra 01 vụ tai nạn lao động làm chết 01 người. Điều này cho thấy công tác huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tại một số doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động chưa chấp hành tốt các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Về phía doanh nghiệp thì muốn giảm bớt các chi phí đầu tư cho công tác ATVSLĐ để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt, chưa tính đến lợi ích lâu dài. Người lao động thì không biết đòi hỏi quyền lợi của mình phải được làm việc trong một môi trường an toàn, bảo đảm VSLĐ theo quy định của pháp luật.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người lao động chưa được chấp hành tốt các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Chính phía này doanh nghiệp mong muốn được giảm bớt các chi phí đầu tư cho công tác ATVSLĐ giúp tối đa hóa lợi nhuận trước mắt.
Nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động chủ yếu ở các ngành xây dựng, điện lực, khoáng sản…Ngành điện là ngành lao động tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm và luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn lao động. Chính vì vậy mà nhiệm vụ an toàn luôn được Điện lực thành phố Bắc Kạn đặt lên hàng đầu. Theo đồng chí Nguyễn Quang Đương – Phó Giám đốc Điện lực thành phố cho biết: Hiện nay, Điện lực thành phố có tổng 63 cán bộ, công nhân viên, phần lớn cán bộ đều đi làm trực tiếp thực địa. Ngay từ đầu năm 2017, đơn vị đã tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động cho từng cán bộ. 100% cán bộ, công nhân được tập huấn, sát hạch quy trình kỹ thuật an toàn điện. Sau khi sát hạch đạt chuẩn mới được ra thực hiện làm việc tại hiện trường.
Quy trình được kiểm tra rất nghiêm ngặt, trang thiết bị, bảo hộ an toàn cho công nhân luôn được chuẩn bị chu đáo. Đồng thời, hàng tuần thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến về an toàn kỹ thuật điện. Năm 2016 và quý I/2017 Điện lực thành phố luôn bảo đảm an toàn không để xảy ra tai nạn lao động. Đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công nhân nâng cao ý thức trách nhiệm cho mình và người dân trên địa bàn.
Đồng chí Nguyễn Tiến Cương – Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết: Trong năm 2016, qua công tác kiểm tra một số doanh nghiệp chưa lập kế hoạch ATVSLĐ hằng năm hoặc đã lập kế hoạch nhưng không thực hiện đầy đủ nội dung theo quy định; chưa trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Thậm chí có doanh nghiệp trang bị bảo hộ lao động nhưng chỉ để chống đối các đoàn kiểm tra, chưa cử cán bộ làm công tác ATVSLĐ xuống làm việc, hướng dẫn hoặc đã cử người nhưng không có chuyên môn am hiểu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt, việc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động cũng như báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thường không được quan tâm. Năm nay, là năm đầu tiên thực hiện chủ đề: “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”, Ngành đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm phù hợp, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả. Chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.

Xây dựng tài liệu, hướng dẫn huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng nhóm đối tượng. Hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động về các qui trình, kỹ năng làm việc an toàn trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác đá, khoáng sản, an toàn lưới điện; phòng, chống sự cố cháy nổ. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của chương trình an toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp và người lao động.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét