Một số quy tắc an toàn trong việc phá dỡ công trình

Hiện nay việc phá dỡ công trình là một công việc giúp loại bỏ công trình cũ để trên nền đó tạo dựng những công trình cơ sở hạ tầng mới khang trang và hiện đại hơn. Chính vì thế mà việc phá dỡ công trình luôn luôn cần phải đảm bảo an toàn để không bị xảy ra nguy cơ thiệt hại về người và của.

Một số nguy cơ tai nạn trong công tác phá dỡ công trình:

  • Kết cấu công trình đổ, đè.
  • Ngã té cao khi thi công phá dỡ.

Tai nạn do xe máy thi công.Nguy cơ tai nạn điện do nguồn điện của chính công trình phá dỡ, nguồn điện của máy thi công, công trình gần đường dây điện cao thế.

Một số biện pháp thi công an toàn trong phá dỡ công trình:

Để đảm bảo an toàn lao động trong việc phá dỡ công trình cần phải chú ý đến một số những quy tắc sau:

- Trước khi tháo dỡ công trình phải tiến hành khảo sát đánh giá đúng tình trạng của nền móng, tường cột, dầm, sàn trần và các kết cấu khác của công trình. Kết quả khảo sát phải lập thành văn bản để làm căn cứ thiết kế thi công.

- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện nếu đảm bảo an toàn mới sử dụng. Trong trường hợp không xử lý được phải cắt bỏ hệ thống cũ thay bằng đường dây điện mới để phục vụ thi công.

- Có biện pháp chống đỡ các kết cấu có khả năng sụp đổ bất ngờ khi tháo dỡ công trình hoặc tháo dỡ các bộ phận có liên quan đến kết cấu đó.

- Khu vực tháo dỡ phải có rào ngăn và biểm cấm người và xe cộ qua lại, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu. Khi cần thiết phải có người cảnh giới giám sát an toàn công việc phá dỡ.

- Cấm tháo dỡ công trình trong các trường hợp sau:

 Khi có gió từ cấp 5 trở lên;

 Ở hai hoặc nhiều tầng cùng một lúc trên cùng một phương thẳng đứng;

 Khi đang có người làm việc ở bên dưới khu vực đang tháo dỡ mà chưa có biện pháp che chắn an toàn.

- Cấm giật đổ tường lên sàn;

- Cấm phá ống khói, tường gạch bằng cách đục ở chân tường.

- Khi cắt các kết cấu của công trình ra từng phần nhỏ phải có biện pháp đề phòng những bộ phận còn lại bị sập bất ngờ đồng thời phải có biện pháp phòng tránh các bộ phận kết cấu bị cắt rời văng vào người.

- Tháo dỡ ô văng hoặc các bộ phận cheo leo phải làm giàn giáo, trường hợp đứng trên các bộ phận kết cấu khác của công trình để tháo dỡ phải có biện pháp đảm bảo an toàn.

- Tháo dỡ công trình bằng cơ giới phải cấm mọi người vào các lối đi lại của máy và dọc hai bên đường cáp kéo.

- Máy hoặc thiết bị dùng để tháo dỡ công trình phải đặt ngoài phạm vi sập lở công trình.

- Khi sửa chữa các bộ phận ở trên sàn tầng phải lót kín hoặc rào chắn các lỗ hổng ở sàn, phải làm lan can chắn giữa các khoang trống.

- Trước khi xây cao thêm các công trình hoặc lắp dựng thêm các cấu kiện vào các bộ phận công trình làm tăng thêm tải trọng của các bộ phận công trình phải kiểm tra lại toàn  bộ các bộ phận công trình có liên quan.

* Một số chú ý:

- Công tác chuẩn bị cho việc phá dỡ công trình phải được thực hiện một cách cẩn thận và bài bản. Nên triển khai theo quy trình như cần khảo sát, thiết lập phương án, biện pháp an toàn thi công và đầy đủ, hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ các biện pháp an toàn trong việc phá dỡ cho người lao động.


- Cần thường xuyên giám sát việc theo dõi và phá dỡ để kịp thời phát hiện những sự kiện phát sinh nhằm điều chỉnh và bổ sung biện pháp an toàn thi công cho từng công trình. 

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét