HSE là gì?
HSE được viết tắt từ chữ Health Safety and Environment (Sức khỏe,
An Toàn và Môi trường). Đây là một ngành hoạt động vì sự án toàn và sức khỏe của
người lao động cùng sự bảo toàn của các loại máy móc, thiết bị và tài sản với sự
phát triển bền vững đối với môi trường sống. HSE làm việc với quan điểm mọi rủi
ro, tai nạn đều có thể kiểm soát được.
Ngày càng ngày HSE được phát triển và lớn mạnh không ngừng.
Chúng đi vào nhiều lĩnh vực hoạt động cũng như cuộc sống hàng ngày để giúp bảo
vệ con người, thiết bị cũng như tài sản và môi trường sống của chúng ta.
Nhu cầu nhân lực HSE tại Việt Nam trong thời gian tới ra sao?
Việt Nam có hơn 300000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và yêu cầu phải
có kĩ sư bảo hộ lao động( theo thông tư liên tịch số TTLT 01/2011-
TTLT-BLĐTBXH-BYT).
Ngày càng nhiều chính sách về lao động ngày càng được thắt chặt
hơn nữa đặc biệt về an toàn vệ sinh lao động. Cùng với đó hiệp định về hàng rào
kĩ thuật trong thương mại và một loạt các hệ thống quản lý ISO 14001, ILO-OSH
2001, OSHSA 18001, ISO 9001 cũng đòi hỏi được sự có mặt của một số kỹ sư HSE mọi
lúc mọi nơi.
Cùng với đó thì thực trạng đào tạo như hiện nay thì nước ta sẽ
phải mất một thời gian dài để đáp ứng được đầy đủ các nguồn nhân lực cần thiết.
HSE trở thành một hướng đi mới cho các bạn ngành môi trường với
mức lương cao và cơ hội được làm việc tại các công ty lớn, đa quốc gia.
Công việc của những HSE bao gồm những gì ?
Khi bạn là một HSE thì công việc của bạn sẽ chịu trách nhiệm thực
hiện:
Bạn sẽ được giao nhiệm vụ lên danh sách các yêu cầu về pháp luật
nhà nước trong lĩnh vực môi trường và an toàn lao động. Chúng cũng động nghĩa với
việc đáp ứng các yêu cầu của Bộ Lao Động TBXH, Bộ Công Thương. Công An PCCC vv.
Cán bộ HSE chịu trách nhiệm quản lý các giấy phép và báo cáo, ví
dụ Đánh giá tác động Môi trường, Giấy phép xả thải, Nội Quy an toàn lao động,
Báo Cáo Tai nan Lao Động, Đo Kiểm Môi trường Lao Động, Biện pháp ứng phó hay Kế
Hoạch phòng ngừa An toàn Hóa Chất ….
2/ Tiến hành đánh giá lại tác động môi trường theo ISO 14001, từ
đó giúp đề xuất được các biện pháp kiểm soát và theo dõi cho các khía cạnh môi
trường từ rác thải, tiếng ồn, không khí, đất, nước và sử dụng các nguyên liệu
tài nguyên thiên nhiên.
3/ Xác định các mối nguy và đánh giá lại các rủi ro có thể xảy
ra đề tiến hành đề xuất các biện pháp Kiểm soát An toàn liên quan đến con người
và máy móc.
4/ Tiến hành theoi dõi tình hình sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của
người lao động phát sinh từ mục 2&3.
5/ Bạn lên kế hoạch bao gồm: Kiểm tra, đánh giá nội bộ và đào tạo
nhân viên. Tái đánh giá mục 2&3, lên chi phí ngân sách cho An toàn – Môi trường,
hợp Ban lãnh đạo đề xuất cải tiến hệ thống quản lý.
Cán bộ HSE cần có những kiến thức gì ?
1/ Kiến thức kỹ thuật chuyên ngành: Một cán bộ làm công tác HSE
cần có kiến thức về môi trường và an toàn lao động. Hiện tại nước ta mới chỉ dừng
lại việc đào tạo 2 ngành là Kỹ sư môi trường & Kỹ sư bảo hộ lao động. Vì vậy,
để bổ sung kiến thức , các bạn có thể học
bằng 2 hoặc những khóa ngắn hạn và tích lũy thêm kinh nghiệm từ thực tế công việc.
2/ Có các kiến thức về ISO 14001& OHSAS 18001 nhằm quản lý hệ
thống để có được nền tảng vững chắc nếu như công ty quan tâm đến việc phát triển
bền vững. Trong 14001 & OHSAS cần nắm rõ :
2.1 Các yêu cầu tiêu chuẩn
2.2 Đánh giá viên nội bộ: kỹ năng kiểm tra các lỗ hỏng trong hệ
thống và tìm cơ hội cải tiến
2.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường : xác định đúng khía cạnh môi trường, thì biện
pháp kiểm soát theo dõi, kiểm tra hoạch định đều đi theo đúng hướng
2.4 Đánh giá rủi ro: tương tự xác định đúng mối nguy, mức độ rủi
ro và biện pháp kiểm soát sẽ giúp các hoạt động còn lại không bị xót và đi đúng
hướng.
3/ Phân tích nguyên nhân – Root cause analysis, khi một vấn đề
môi trường, tai nạn lao động hay tình huống khẩn cấp xảy ra thì cán bộ HSE phải
có phương pháp xác định nguyên nhân nhanh và chính xác, vì khi những vấn đề
trên xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản & con người, không thể chỉ áp dụng
phòng ngừa thử để xem biện pháp có hiệu quả không, tương lai lặp lại thì cải tiến
tiếp, tai nạn và sự cố là hạn chế tối đa lặp lại.
4/ Kiến thức về pháp luật liên quan đến môi trường để tránh làm
trái quy định, tổ chức sẽ bị xử phạt.
5/ Kỹ năng đào tạo: cán bộ HSE là người tạo văn hóa môi trường –
an toàn , thực hiện hướng dẫn người lao động, vì vậy kỹ năng trình bày đào tạo
là không thể thiếu đối với một cán bộ HSE
Khóa học HSE phù hợp với những ai?
– Cán bộ phụ trách lĩnh vực Môi trường và An toàn sức khỏe nghề
nghiệp.
– Cán bộ quản lý nhà nước về môi trường và an toàn.
– Sinh viên năm 3, năm cuối của các trường đại học/cao đẳng,
sinh viên mới ra trường các ngành về môi trường và An toàn.
– Phù hợp với các tổ chức, cá nhân làm về OHSAS 18001, ISO
14001, ISO 45001, SA 8000,…
– Khóa học được thiết kế cho 1 số đặc thù riêng: hàng hải, dầu
khí, hàng không, hóa chất, năng lượng, …
0 nhận xét :
Đăng nhận xét