Các bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động bạn cần biết


Có thể nói việc đánh giá những rủi ro trong an toàn lao động sẽ giúp đỡ người sử dụng lao động, đặc biệt là người lao động sẽ biết được các rủi ro về an toàn lao động cùng với sức khỏe tại nơi làm việc để từ đó có những biện pháp giúp đảm bảo an toàn lao động cho bản thân của bạn và đồng nghiệp.

Vì sao phải đánh giá rủi ro an toàn lao động?

Việc đánh giá rủi ro an toàn lao động chính là những công cụ chính giúp nâng cao điều kiện làm việc của người lao động. Chính vì thế những hoạt động đánh giá rủi ro này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động.
Việc thực hiện tốt đánh giá những rủi ro tại nơi làm việc cần được bảo vệ người lao động bằng cách xóa bỏ hoặc hạn chế đi tới mức thấp nhất những nguy hiểm và rủi ro có liên quan tới các công việc. Công việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ Doanh Nghiệp của bạn đồng thời giúp gia tăng năng suất cũng như chất lượng của người lao động.

Các bước đánh giá rủi ro an toàn lao động

Nhân diện mối nguy hiểm:

·        Điều động cán bộ đi xung quanh nơi làm việc và tìm kiếm xem có gì có thể gây ra thiệt hại đến nhà máy hoặc xưởng làm việc của công nhân.
·        Kiểm tra định kì các thiết bị
·        Xem xét lại hồ sơ tai nạn và các hồ sơ y tế của công ty, cách này thường giúp xác định các mối nguy trong lịch sử nhưng cũng ít rõ ràng hơn
·        Kiểm tra sách hướng dẫn vận hành hoặc dữ liệu an toàn hóa chất của nhà sản xuất hoặc cung cấp các hóa chất, thiết bị, sẽ có nhiều thông tin rất hữu ích về các mối nguy liên quan đến sản phẩm mà chính họ cung cấp

Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa an toàn lao động:

·        Xem xét và đánh giá lại những gì bạn đã làm được, so sánh những thứ thu thập được so với các chuẩn mực và xem xét bạn nên làm điều gì để đạt đến chuẩn
·        Ngăn ngừa sự tiếp cận hoặc phơi nhiễm với các mối nguy hiểm
·        Tổ chức, sắp xếp công việc theo cách nào đó để giảm thiểu tiếp xúc, phơi nhiễm với mối nguy (phân chia lối đi giữa người đi bộ và các phương tiện giao thông)
·        Trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân (quần áo, giầy dép, kính…)
·        Cung cấp các công trình phúc lợi (các phương tiện sơ cứu, bồn nước rửa cấp cứu để loại bỏ các chất độc hại, ô nhiễm)
·        Cải thiện sức khỏe và an toàn không cần thiết phải chi phí nhiều

Hi vọng với những thông tin dưới đây mà KNA CERT cung cấp cho bạn về các bước đánh giá rủi ro trong an toàn lao động sẽ giúp người lao động nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc này và thực hiện đúng các biện pháp an toàn trong lao động nhé.

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét