Quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí


Dầu khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hàng năm lĩnh vực này đóng góp rất lớn đến việc phát triển kinh tế, xã hội và mang lại doanh thu khổng lồ cho đất nước. Để đảm bảo an toàn trong công tác vận hành và quản lý hoạt động dầu khí được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ thì các cấp quản lý và nhân viên ngành dầu khí cũng cần phải được thực hiện đầy đủ những biện pháp an toàn dầu khí của thủ tướng chính phủ.


Một số kiến thức về vận hành dầu khí an toàn cho người lao động:

Quản lý vận hành và bảo trì công trình:

Đối với việc quản lý vận hành và bảo trì công trình, các cá nhân hoặc tổ chức cần tuân thủ những quy định về an toàn dầu khí sau đây:
Trước khi vận hành công trình, cần phải ban hành các hướng dẫn về quy trình vận hành cũng như cách xử lý sự cố và bảo trì máy móc, thiết bị. Các quy định này cần được phổ biến kỹ lưỡng cho từng người lao động và niêm yết tại nơi làm việc để mọi người tiện theo dõi.
Các cá nhân, tổ chức cần phải giám sát, kiểm tra, thử nghiệm máy móc, thiết bị theo đúng quy định ở thời điểm trước và trong lúc vận hành, sản xuất. Đặc biệt cần thường xuyên kiểm tra, rà soát lại các thiết bị cứu hộ để đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động trong những tình huống khẩn cấp.
Trong trường hợp xảy ra các hỏng hóc, sự cố thì cần phải sửa chữa và thay thế các thiết bị nhanh chóng, kịp thời. Nếu có bất kỳ mối nguy hiểm nào có thể đe dọa đến môi trường, công trình hoặc tính mạng, sức khỏe con người thì cần phải dừng ngay các hoạt động vận hành, sản xuất.
II. Thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí
Theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ thì nhằm đảm bảo an toàn dầu khí, cần xác định rõ vùng an toàn xung quanh công trình, đồng thời tiến hành thiết lập bảo vệ bằng những biện pháp cần thiết. Quy định này được nêu rõ như sau:
Đối với những công trình khoan và khai thác ngoài khơi thì khoảng cách an toàn cho phép là không dưới 500m. Nếu là công trình cố định thì khoảng cách này sẽ được tính từ những điểm ngoài cùng về mọi phía của công trình. Còn với các công trình di động thì sẽ bắt đầu tính từ vị trí các mỏ neo.
Trong trường hợp công trình nằm trên đất liền ví dụ như các nhà máy lọc dầu, hóa dầu cũng như nhà máy chế biến khí, kho chứa vv) Điều này cũng cần tuân thủ theo những yêu cầu và quy định của pháp luật về hành lang an toàn và phạm vi an toàn.
Để đảm bảo an toàn trong việc quản lý và vận hành các công trình dầu khí thì tàu thuyền không được phép thả neo trong phạm vi 2 hải lý tính từ hai bên dọc theo tuyến ống và từ các điểm ngoài cùng của công trình trên biển, trừ trường hợp cần thiết để phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Trừ những trường hợp đặc biệt đã được các cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép thì nghiêm cấm tất cả các hành vi xâm nhập hoặc hoạt động trong vùng an toàn dầu khí.

Có thể nói an toàn dầu khí là một trong những trách nhiệm hàng đầu trọng tâm của các cơ quan quản lý. Chính vì vậy mà nhà nước vần phải thiết lập một bộ máy quản lý và vận hành thật chặt chẽ, cũng như kiểm nghiệm ngặt nghèo và tuân thủ đúng các quy định vầ an toàn lao động trong hoạt động vận hành cũng như các quy định về an toàn trong hoạt động vận hành sản xuất để giúp đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như công trình.

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét