Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là giải pháp hữu hiệu cho mọi doanh nghiệp để kiểm soát, hạn chế và cải tiến việc thực hiện an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc, đặc biệt là với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Quyết định số 1802/QĐ-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ
(KH&CN) thuộc dự án “Thúc đẩy hoạt động năng
suất và chất lượng” - Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã lựa chọn Trung
tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (QUATEST 2) là đơn vị chủ trì thực
hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp chứng nhận ISO 45001:2018 vào doanh nghiệp Việt Nam”. Để thực hiện nhiệm
vụ này, hoạt động ban đầu được thí điểm tại 5 doanh nghiệp, sau đó nhân rộng áp
dụng cho 15 doanh nghiệp trên cả nước.
Sau thời gian thí điểm, các doanh nghiệp tham gia vào dự án đều nhận thức
rõ được vai trò quan trọng của an toàn sức khỏe nghề nghiệp đối với sự phát triển
của tổ chức. Nhìn chung tại các cơ sở thí điểm, bộ phận làm công việc an toàn vệ
sinh lao động đã được thành lập, trong đó xác định trách nhiệm và quyền hạn
cũng như phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên chuyên trách, các trang
thiết bị phục vụ an toàn vệ sinh lao động được cung cấp đầy đủ cho nhân viên,
việc chấp hành phát luật về an toàn vệ sinh lao động cũng được thực hiện nghiêm
túc. Bước đầu nhận định nguồn hỗ trợ từ kinh phí nhà nước được sử dụng hợp lý
và cam kết của các doanh nghiệp tham gia thí điểm đã được tuân thủ.
Bên cạnh những doanh nghiệp lần đầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý hiện đại
vào chuỗi cung ứng của mình thì cũng có các đơn vị đã sở hữu các nền tảng quản
lý xây dựng theo các tiêu chuẩn khác như: ISO 9001, ISO 14001, 5S, OHSAS,… Những doanh nghiệp này thường
có sẵn lực lượng chuyên gia đào tạo, tư vấn ISO 45001 hoặc có những cán bộ có kiến thức và kinh
nghiệm về hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Đạt được chứng nhận ISO 45001 là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp phát triển
bền vững. Cam kết thực hiện và giám sát an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: Giảm thiểu và loại bỏ
thương tật, tai nạn, bệnh nghề nghiệp; Giảm các chi phí hành chính xử phạt về
an toàn vệ sinh lao động; Giảm chi phí tổng thế khắc phục các sự cố; Giảm thời
gian chết và chi phí gián đoạn trong chu trình; Giảm chi phí bảo hiểm; Giảm
trình trạng vắng mặt của nhân viên và tỷ lệ luân chuyển lao động… Từ đó giúp
năng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Những điểm sáng trong quá trình thí điểm tiêu chuẩnISO 45001:2018 tại các doanh
nghiệp là: Những hoạt động quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng,
thực hiện và giám sát bài bản và có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu của pháp luật
hiện hành và tiêu chuẩn ISO 45001, yêu cầu của các bên liên quan và yêu của của
doanh nghiệp; Doanh nghiệp cơ bản xác định được những yếu tố chủ quan và khách
quan cũng như mong đợi của các bên liên quan và tác động của hệ thống quản lý
an toàn sức khỏe nghề nghiệp; Việc thực hiện và đánh giá kết quả được triển
khai đồng bộ và nhất quán.
Kết quả của quá trình thí điểm cho thấy việc xây dựng và áp dụng hệ thống
quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001
là cần thiết và phù hợp với các doanh nghiệp
tại Việt Nam. Đào tạo ISO 45001:2018 giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về
quản lý an toàn lao động, vệ sinh và môi trường làm việc, sức khỏe người lao động…một
cách hiệu quả.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét